Tầm Quan Trọng Của Việc Nhận Biết Những Biểu Hiện Tâm Lý Của Bệnh Nhân Ung Thư
Khi một người khỏe mạnh, đang sống và làm việc bình thường thì việc có triệu chứng bất thường trên cơ thể, sức khỏe bất ổn trong một thời gian và sự thiếu thông tin đã dẫn đến tâm lý bán tín bán nghi hoặc cảm xúc lo lắng về sức khỏe của mình. Việc đi thăm khám và có kết quả chẩn đoán cũng ảnh hưởng rất nhiều trong giai đoạn đó.
Tinh thần và cơ thể vật lý luôn là thể thống nhất trong sự sống con người và việc con người có cảm xúc là không thể tránh khỏi.
Trong đời sống, con người sẽ luôn gặp những vấn đề thử thách như công việc, mối quan hệ và sức khỏe cá nhân và khi đó sự thay đổi trong tâm lý con người luôn có từ đó tạo ra những cảm xúc khác nhau trong mỗi người.
Mỗi cá nhân sẽ trải qua các trạng thái tâm lý khác nhau với mức độ khác nhau.
Việc hiểu và thấu hiểu những gì diễn ra trong tâm hồn của bệnh nhân ung thư là rất quan trọng để có thể hỗ trợ và đồng hành cùng họ trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, người bệnh ung thư có thang điểm đánh giá tinh thần lạc quan cao trên nhiều phương diện sẽ có tiên lượng bệnh tốt hơn, cuộc sống kéo dài hơn một cách đáng kể so với người bệnh luôn bi quan, chán nản.
Để làm chủ tâm lý, cảm xúc của chính mình, mỗi người đều cần nhận thức, thấu hiểu những diễn biến bên trong và cơ thể mình.
Điều gì diễn ra trên tâm cũng diễn ra trên thân.
Chúng ta có thể quan sát nhận biết dưới biểu hiện như tăng thân nhiệt, hơi thở,nhịp tim,hay các sự khó chịu khác trên thân…từ đó mà ta thấy được cảm xúc và thấy được tâm lý của chính người bệnh.
Đặc biệt với những người khi nghe tin mắc bệnh ung thư, phần lớn họ sẽ trải qua bốn biểu hiện tâm lý sau đây :
1. Tâm Lý Sốc và Chối Bỏ
Khi nhận được tin mình mắc bệnh ung thư, phản ứng đầu tiên của hầu hết bệnh nhân là sốc và chối bỏ. Đây là một phản ứng tự vệ của tâm lý để tạm thời tránh né khỏi sự thật đau đớn.
Nhiều người cảm thấy không thể tin nổi rằng mình bị bệnh như vậy và tâm trí luôn tự hỏi tại sao điều này lại xảy ra với họ “ tôi không thể mắc bệnh” . “ chắc chắn có sai sót gì đó trong chẩn đoán “, đây là những phản ứng hết sức bình thường của một con người.
2. Tâm Lý Giận Dữ
Sau khi vượt qua giai đoạn biểu hiện tâm lý sốc và chối bỏ, một số bệnh nhân ung thư có thể trải qua cảm xúc giận dữ. Họ có thể tức giận vì sao mình lại bị bệnh, hoặc giận dữ với bác sĩ, gia đình, và thậm chí cả Thượng Đế, Trời Đất, Ông Trời.
Cảm xúc giận dữ này là một phần của quá trình chấp nhận bệnh tật và việc giận dữ cũng có thể giúp họ giải tỏa căng thẳng tích tụ trong tâm lý.
Lúc này, bệnh nhân thường cáu, khó chịu với thế giới bên ngoài, nhưng cảm xúc giận dữ này nhanh chóng suy giảm theo thời gian, có thể kéo dài vài ngày đến tuần
3. Tâm Lý Mặc Cảm, Lo Âu
Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy mặc cảm về bệnh tật của mình.
Họ lo lắng rằng bệnh tật sẽ làm họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, họ chỉ trích,trách móc bản thân đã làm phiền mọi người, trách mình để xảy ra căn bệnh.
Ngoài ra, những thay đổi về hình thức và chức năng cơ thể trong quá trình điều trị cũng có thể gây ra cảm giác mặc cảm, lo lắng về hình ảnh của bản thân.
4. Tâm Lý Trầm Cảm và Tuyệt Vọng
Đối mặt với bệnh ung thư, một số bệnh nhân có biểu hiện tâm lý bất an và buồn chán kéo dài dẫn đến có thể rơi vào trạng thái trầm cảm và tuyệt vọng.
Một số bệnh nhân mắc chứng khó ngủ, ăn uống kém đi, khiến cơ thể suy yếu, nhiều bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, tinh thần suy kiệt dẫn đến tử vong trước khi ung thư trở nên nặng hơn
Tình trạng trầm cảm, buồn chán nặng có thể cảm thấy mất hy vọng, không có lý do để sống và nhiều bệnh nhân nghĩ đến việc kết thúc sớm cuộc đời khi không chịu được cơn đau cũng như những cảm xúc lo lắng, u uất kéo dài, căng thẳng kèo dài.
Tình trạng này đòi hỏi sự hỗ trợ tâm lý và can thiệp kịp thời.
5. Tâm Lý Chấp Nhận
Sau khi trải qua các giai đoạn tâm lý khác nhau, hầu hết bệnh nhân ung thư cuối cùng đều đạt đến giai đoạn chấp nhận bệnh tật.
Họ hiểu rằng ung thư là một phần của cuộc sống và cố gắng sống một cách tích cực nhất có thể.
Giai đoạn chấp nhận này rất quan trọng, khi họ có khả năng chấp nhận thực tại, họ dần thay đổi trong tâm lý hướng đến sự tích cực và tinh thần có chiều hướng tốt hơn.
Điều này sẽ giúp họ tiến bước trong hành trình điều trị hiệu quả và chiến thắng ung thư.
6. Cảm Xúc Lo Âu- Cẳng Thẳng
Cảm xúc lo âu và căng thẳng là trạng thái cảm xúc thường thấy ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, nó xuyên suốt trong suốt quá trình từ khi thăm khám cho khi kết thúc điều trị họ vẫn lo lắng và sợ hãi mình có nguy cơ tái phát.
Các nguyên nhân dẫn đến cảm xúc này thường là:
- Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị.
- Sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị.
- Lo lắng về sự không chắc chắn về tương lại
- Lo lắng về việc mất khả năng tự chủ.
- Lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ.
- Sợ bỏ dở công việc hoàn thành: Mối quan tâm này gồm cả những vấn đề thực tế và tâm lý. Nỗi sợ này thay đổi theo giai đoạn trưởng thành. Ví dụ người cha, người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia đình, kinh tế chưa giải quyết xong…
- Sợ hãi về cái chết.
Sự lo âu, căng thăng có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn. Nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị của bạn. Vì vậy, nhận biết và điều trị lo âu là một phần quan trọng trong điều trị ung thư.
Thấu hiểu tâm lý và làm chủ tâm lý của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chiến thắng ung thư.
Bên cạnh những biện pháp can thiệp y khoa, người bệnh ung thư cần được chăm sóc hỗ trợ về tâm lý sẽ có tinh thần tích cực, bình an, lạc quan sẽ dễ dàng vượt qua mọi giai đoạn khó khăn trong quá trình điều trị bệnh dù ở giai đoạn nào.